Chronograph là một tính năng đặc biệt trên đồng hồ, được sử dụng để đo thời gian. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu đồng hồ đeo tay nổi tiếng hiện nay đều sẽ có những mẫu đồng hồ đeo tay chronograph riêng cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của đồng hồ chronograph và biết được đâu là chiếc đồng hồ đeo tay chronograph đầu tiên.
Đồng hồ đeo tay Chronograph là gì? Cách nhận diện đồng hồ đeo tay Chronograph
Đồng hồ đeo tay Chronograph là dòng đồng hồ có chức năng Chronograph – một tính năng đặc biệt, được sử dụng để đo thời gian của một sự kiện nào đó. Bên cạnh chức năng hiển thị giờ thông thường, chúng có thể đo thời gian theo nhiều cách khác nhau. Ngày nay hầu hết các bộ sưu tập của các nhãn hiệu lớn luôn có sự hiện diện của đồng hồ đeo tay chronograph.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết một chiếc đồng hồ đeo tay chronograph bởi trên mặt số có những thang đo chronograph hoặc mặt số phụ với tỷ lệ tùy theo độ chính xác của từng phép đo. Đồng hồ đeo tay chronograph có thể có 2-3 hoặc thậm chí 4 vòng đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ đeo tay chronograph 3 vòng đo sẽ được bố trí như sau:
- Vòng ở khu vực 10h hiển thị số phút đã trôi qua khi đã bấm thời gian đo (có thể giới hạn từ 30-60 phút)
- Vòng ở khu vực 6h hiển thị số giây đang hoạt động
- Vòng ở khu vực 2h hiển thị số giờ theo thời gian 24h giúp bạn dễ dàng cập nhật thời gian sáng tối.
Ngoài ra, các núm vặn điều chỉnh giờ, còn sự xuất hiện ở nút ấn ở khu vực 2h để bấm đo và dừng thời gian và nút bấm ở khu vực 4h để reset lại thời gian đo.
Lịch sử ra đời đồng hồ đeo tay Chronograph
Nếu bạn hỏi ba nhà sưu tập đồng hồ khác nhau, đâu là thương hiệu sản xuất đồng hồ bấm giờ tự động đầu tiên trên thế giới và bạn sẽ nhận được ba câu trả lời khác nhau.
Một số người sẽ nhấn mạnh rằng đó là Zenith, thương hiệu đã công bố cỗ máy El Primero của họ vào tháng 1 năm 1969 – chiếc đồng hồ bấm giờ tự động đầu tiên được công bố cho công chúng. Nhưng người khác sẽ lại cho rằng đó là Seiko, người đã phát minh đồng hồ đeo tay bấm giờ tự động 6139 tại Nhật Bản vào tháng 5 năm 1969. Còn lại, hầu hết, sẽ cho rằng đó bộ máy Calibre 11 nổi tiếng của Heuer – một sản phẩm từ sự hợp tác của Heuer, Breitling, Buren và Dubois Depraz, được phát hành vào tháng 8 năm 1969 bên trong Carrera, Monaco và Autavia.
Bộ máy chronograph đầu tiên đến nay vẫn là một chủ đề tranh luận sôi nổi, hơn 50 năm sau khi cả ba cỗ máy được phát hành. Tuy nhiên, thú vị hơn nhiều là lịch sử của đồng hồ bấm giờ nói chung
Được biết, vào năm 1822, để xác định chính xác thời gian đua ngựa trên Champ de Mars, nhà chế tác đồng hồ người Pháp Nicolas Mathieu Rieussec đã phát minh và đặt tên cho chiếc đồng hồ bấm giờ là “seconds chronograph” – đây là 1 thiết bị có khả năng xác định thời gian của các sự kiện đến 1/10s. Vào khi đó, đây được coi là đồng hồ bấm giờ đầu tiên trên thế giới cho đến năm 2013 một chiếc đồng hồ bấm giờ khác đã được phát hiện.
Đầu năm 2013, Một thông tin về người thợ làm đồng hồ người Pháp tên Louis Moinet đã thay đổi lịch sử chế tạo đồng hồ đeo tay chronograph. Theo đó năm 1815, Moinet đã thiết kế một chiếc đồng hồ bấm giờ bỏ túi cho các nhà thiên văn học. Thiết bị có thể đo thời gian được ghi lại là 1/60 của giây. Một mức độ chính xác đáng kinh ngạc cho một chiếc đồng hồ đầu tiên như vậy. Độ chính xác này đạt được thông qua tốc độ chạy là 216.000 rung động mỗi giờ, tương đương 30Hz (so với mẫu đồng hồ có tần số 50Hz – Zenith Defy El Primero 21 mới được Zenith giới thiệu gần đây vào năm 2017). Khi chiếc đồng hồ được bán đấu giá bởi Christie, năm 2012, nó được bán với giá chỉ 62.500 CHF ($ 67,443), tuy nhiên lại không được nhiều người chú ý.
Gần một thế kỷ sau, đồng hồ bấm giờ đã được tích hợp vào đồng hồ đeo tay. Vào năm 1913, Longines đã chế tạo một đồng hồ bấm giờ monopusher chronograph sử dụng bộ máy 13,33Z của công ty. Chính xác đến 1/5 của một giây, chính điều đó tạo ra nhiều đồng hồ bấm giờ từ các đối thủ cạnh tranh trong thập kỷ tiếp theo.
Hai năm sau, vào năm 1915, Breitling đã phát hành đồng hồ bấm giờ đồng hồ đeo tay đầu tiên với một nút bấm riêng biệt. Universal Geneve theo sau với đồng hồ bấm giờ đồng hồ đeo tay của riêng mình vào năm 1917, với các thương hiệu khác giới thiệu các mẫu đồng hồ đeo tay chronograph của mình vào những năm sau đó.
Heuer sáng tạo và đưa ra bezel xoay Tachymeter
Đầu những năm TK20, đồng hồ đeo tay Chronograph ngày càng phổ biến và phát triển các tính năng mới tiêu biểu như Tachymeter – chức năng dùng để đo tốc độ thường được sử dụng cho phi công và vận động viên đua xe.
Năm 1958, TAG Heuer thương hiệu được các tay đua ưa chuộng, đã kết hợp bezel xoay vào một số đồng hồ để giúp đo thời gian và khoảng cách trong các cuộc đua.
Vào năm 1967, khung vỏ tachymeter xoay đã được đưa vào phiên bản mới của Heuer Autavia – chiếc đồng hồ đeo tay chronograph đầu tiên có tính năng này. Autavia tiếp tục trở thành một trong những chiếc đồng hồ đeo tay phổ biến nhất cho các tay đua và những người đam mê đua xe.
Những mẫu đồng hồ Automatic Chronograph đầu tiên
Năm 1969, ba nhóm cạnh tranh để phát hành đồng hồ bấm giờ tự động đầu tiên, Heuer, Breitling, Buren và Dubois-Depraz đã giới thiệu Calibre 11 (còn được gọi là Chronomatic) cho truyền thông trong các cuộc họp báo được tổ chức tại New York, Geneva, Hồng Kông và Beirut.
Ngày nay, đồng hồ automatic bấm giờ là khá phổ biến nhưng chronograph vẫn được coi là một high complication trong nền công nghiệp chế tác đồng.
Có bao nhiêu thiết kế Chronograph trong đồng hồ
Ngoài kiểu Chronograph thông dụng thường thấy, còn có 3 loại Chronograph khác có cách cấu tạo vận hành phức tạp hơn đôi chút là:
- Đồng hồ Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph: ra đời năm 1923. Loại đồng hồ đeo tay Chronograph này có hai kim Giây phục vụ việc Bấm Giờ (được đặt chồng lên nhau trên cùng một vị trí) để đo hai sự kiện khác nhau.
- Đồng hồ Flyback Chronograph là loại Chronograph vận hành nhanh trong lần đo thứ hai khi được loại bỏ bước Dừng Lại. Loại Chronograph này bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ những điểm khác biệt của Fly-back là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ. Chỉ với 1 nút bấm, Kim Giây đang do đang chạy sẽ lập tức được Reset mà không cần bấm dừng lại, tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác khi đo nhiều lần.
- Đồng hồ Mono-Pusher còn gọi là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút duy nhất (thường đặt trên núm chỉnh hoặc vị trí 2 giờ) là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng Bấm Giờ, vừa tối ưu vật liệu, tối ưu thao tác hoạt động vừa nâng cao được tính thẩm mỹ cao cấp.
- Đồng hồ Pulsometer Mono-Pusher Chronograph của thương hiệu Longines sẽ được trang bị thêm thước đo các đại lượng có liên quan đến thời gian như khoảng cách (Telemeter), nhịp tim (Pulsometer), vận tốc (Tachymeter) … hoặc cung cấp nhiều bộ đo với khung đo dài và đơn vị nhỏ. Riêng đối với đồng hồ đeo tay Chronograph dòng máy cơ tự động cao cấp sẽ dùng cơ chế Bánh Răng Cột (Column Wheel) thay vì cơ chế Neo Chuyển (Cam Actuated).
(31)