Thấu kính được đặt tên theo tên của một người khổng lồ trong truyền thần thoại Hy Lạp, thấu kính Cyclops là một đặc điểm vô cùng đặc trưng và đặc biệt của Rolex.
Thấu kính Cyclops là gì?
Kính Cyclops là mặt kính có bổ sung thêm phần kính phóng đại lịch ngày trên đồng hồ. Kính Cyclops gồm hai thành phần đó là mặt kính chính và kính phóng đại.
Kính Cyclops rất thường thấy trên đồng hồ, đặc biệt là các sản phẩm có thiết kế theo phong cách cổ điển. Hãng đi tiên phong sử dụng thấu kính Cyclops chính là Rolex, họ cũng có bằng phát minh về loại kính này. Các hãng khác cũng có nhiều đồng hồ dùng thấu kính Cyclops là Chopard, Cartier, Seiko, OP…
Lịch sử phát minh ra thấu kính Cyclops
Thấu Cyclops là một đặc điểm vô cùng đặc trưng của Rolex. Nó sinh ra với mục đích thực dụng nhằm tăng cường khẩu độ và phóng to ô lịch ngày của Rolex với cửa sổ lịch ngày được giới thiệu vào năm 1945, được cấp bằng sáng chế bởi Rolex vào những năm 1950 và được giới thiệu vào năm 1953.
Có một số nguồn tin cho rằng, Hans Wilsdorf đã phát minh ra thấu kính Cyclops vì vợ ông gặp khó khăn khi đọc ngày trên đồng hồ của bà. Một bức thư 2/1953, Wilsdorf viết rằng “tôi tin rằng bộ vỏ, lớp kính mới và kính quang học phóng to sẽ mang đến cho chúng ta một điều mới mẻ”.
Năm 1955, trước sự thuyết phục này, Rolex đã phát hành một bài báo để bảo vệ cho phát minh này. Cảnh báo cho sự cạnh tranh nói rằng: “Gửi đến tất cả các nhà sản xuất đồng hồ: chúng tôi chú ý đến thực tế rằng kính đồng hồ với phần lúp phóng đại có hình dạng đặc biệt là độc quyền của Rolex, được bảo vệ ở Thụy Sĩ và nước ngoài. Chúng tôi sẽ không ngần ngại khởi xướng tố tụng pháp lý chống lại bất kỳ hành vi giả mạo nào”
Cyclops đã sớm được gắn cho tất cả các mẫu Oyster với ô hiển thị ngày. 2 mẫu GMT Master và Day-Date cũng được trang bị khi ra mắt vào năm 1955 và 1956. Ngoại lệ duy nhất là các mẫu Deepsea, vì lý do kỹ thuật liên quan đến hình dạng và độ dày của tinh thể kính.
Ban đầu, thấu kính Cyclops được đúc từ một mảnh của kính Plexiglas. Sau đó, từ những năm 1970, các nhà sản xuất đồng hồ đã bắt đầu trang bị cho đồng hồ dòng kính sapphire chống trầy xước và Rolex cũng đã cho ra dòng Cyclops Sapphire.
Kể từ năm 2005, thấu kính Cyclops đã được bổ sung thêm lớp phủ chống lóa 2 lớp. Đã có một thời gian dài Rolex luôn đề cập đến mức độ phóng đại x2.5 lần trên trang web của họ khiến nó luôn là một chỉ để gây ra tranh cãi cho người dùng.
Vị trí của thấu kính Cyclops
Bởi đặc điểm lồi lên của mình, thấu kính Cyclops với thiết kế ban đầu thường dễ bị trầy xước, bong tróc cũng như khiến chiếc đồng hồ trở nên dần mất đi tính đối xứng. Do đó, hãng đã tìm cách đặt kính phóng đại Cyclop vào mặt trong, tức là nằm bên trong mặt kính và đồng hồ chứ không phải nằm ngoài nữa.
Tất nhiên, nếu đặt kính phóng đại Cyclops ở bên trong thì đòi hỏi đồng hồ phải được thiết kế lại để chiều cao của kính phóng đại Cyclops không ảnh hưởng đến hoạt động của các kim, kết quả của nó là kính Cyclops tăng giá. Bởi thế, đồng hồ dùng thấu kính Cyclops đặt ngược đều thuộc hàng đắt tiền hơn.
Chất liệu của kính Cyclops
Kính phóng đại Cyclops cũng như mặt kính chính đều có rất nhiều chất liệu để lựa chọn, không nhất thiết cả hai đều phải thống nhất chất liệu trừ kính nhựa (vì kính phóng đại Cyclops được đúc luôn trên mặt kính chính chứ không dùng phương pháp dán).
Hiện nay, phần lớn kính Cyclops của đồng hồ Thụy Sĩ đều được làm bằng tinh thể Sapphire cho cả mặt kính chính + kính phóng đại Cyclops. Thương hiệu ngoài Thụy Sĩ thì dùng có thể: dùng Sapphire cho cả hai, dùng mặt kính cứng + kính phóng đại Cyclops bằng chất liệu kính cứng, mặt kính Sapphire + kính phóng đại Cyclops bằng chất liệu kính cứng.
Ngoài việc sử dụng thấu kính Cyclops do nhà sản xuất trang bị, các bạn có thể tự làm kính Cyclops của mình hoặc tự thay thế kính phóng đại Cyclops đã bị xuống cấp.
Nên có thấu kính Cyclops hay không?
Thấu kính Cyclops thực sự đáng quý, đặc biệt là khi bạn già đi. Có vô số người hâm mộ không thể rời mắt khỏi khu vực có ô kính lúp này. Nhưng Cyclops cũng đi kèm với những hạn chế. Những người soi mói sẽ phàn nàn về hình dạng bong bóng lồi trên bề mặt phẳng, cho rằng nó làm mất tập trung vào tổng thể của thiết kế đồng hồ.
Vậy có nên dùng thấu kính Cyclops hay không?
Chủ đề vẫn đang được tranh luận sôi nổi – điều này cho bạn biết Rolex là một thương hiệu không giống ai. Chẳng hạn, khi Sea-Dweller được trang bị thấu kính Cyclops lần đầu tiên vào năm 2017, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa những người hâm mộ Rolex và trở thành một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất tại Baselworld năm đó.
Trong 50 năm, một lớp kính phẳng đã là một đặc điểm nổi bật của Sea Dweller. Rolex giải thích Sea-Dweller không được trang bị thấu kính Cyclops trong quá khứ vì lý do kỹ thuật (do hình dạng vòm của tinh thể và gây ra áp lực cao cho đồng hồ ở độ sâu lớn), thì bây giờ có thể có một kính lúp như vậy trên Sea-Dweller…
“Tại sao không làm điều đó nếu chúng ta có thể? Rốt cuộc thì thấu kính Cyclops chính là một yếu tố đặc trưng của tất cả các đồng hồ của chúng tôi với cửa sổ lịch ngày”
Hiện tại, chiếc đồng hồ Rolex duy nhất có ngày nhưng không có ống kính thấu kính Cyclops là Deepsea, với khả năng chống nước 3.900m và tinh thể siêu dày ở trên, khiến cho không thể có kính lúp như vậy ở trên khu vực ô cửa sổ ngày – cho đến khi Rolex tìm ra giải pháp và cung cấp cho đồng hồ tính năng tương tự như phần còn lại của bộ sưu tập.
(70)