Các chứng nhận này đưa ra các tiêu chuẩn về nhiều khía cạnh như chất lượng, độ chính xác, độ bền, tính thẩm mỹ, độ bền,…Nếu bạn đang tìm hiểu và sưu tầm đồng hồ thì đừng bỏ qua thông tin thú vị về những con dấu này nhé!
Lịch sử ra đời các dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ
Vào thế kỷ 18, khái niệm về phép đo thời gian đang dần được phát triển, những người đi du lịch đường dài cần đến những chiếc đồng chuẩn xác để định vị được vị trí của họ trên biển.
Việc tạo ra những chiếc đồng hồ chính xác, những dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ chất lượng đã trở thành một chủ đề đáng quan tâm và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Đặc biệt, tại các đài thiên văn đã có sự cạnh tranh khốc liệt trong các cuộc thi và cùng với các giải thưởng tại các triển lãm quốc tế, các giải thưởng đạt được tại Geneva, Neuchatel, Besançon hoặc Kew thường được sử dụng cho mục đích xã hội.
Các cuộc thi tại đài thiên văn đã kết thúc vào đầu những năm 1970 bởi sự xuất hiện của đồng hồ thạch anh. Sau đó, viện kiểm tra Chronometer Thụy Sỹ (COSC) chính thức được thành lập vào năm 1973 gồm phòng thí nghiệm và đài thiên văn độc lập.
Các loại dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ
Các nhà sản xuất đồng hồ trong những năm qua luôn đưa ra nhiều sự tranh luận về định nghĩa của chất lượng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn không chỉ có một câu trả lời. Điều này đã dẫn đến việc tạo ra các dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ khác nhau, giải quyết các khía cạnh khác nhau về chất lượng. Trong số các tiêu chí khác nhau được đánh giá, một số có liên quan đến thiết kế đồng hồ trong khi những tiêu chí khác liên quan trực tiếp đến hiệu suất của từng chiếc được sản xuất. Chất lượng khởi đầu với một thiết kế tốt, từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm đến triển khai trong toàn bộ quá trình sản xuất và toàn bộ công ty.
Các quy định về dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ nhằm mục đích kiểm soát thiết kế và áp dụng cho quy trình phát triển sản phẩm, có thể là khía cạnh kỹ thuật hoặc các thành phần khác của nó.
Ví dụ, các bộ máy phải được hoàn thiện và trang trí một cách tinh xảo để có được Geneva Seal hoặc Fleurier Quality Foundation. Sau giai đoạn phát triển, các hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc tuân thủ từng yêu cầu của hàng. Nhiều khía cạnh chất lượng được kiểm tra và áp dụng.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Ký hiệu Swiss made
Khi ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong ngành sản xuất đồng hồ trên thế giới, Thụy Sĩ đã cho phép các nhà sản xuất sử dụng những cụm từ khác nhau để khẳng định cho nguồn gốc của mình. Và ký hiệu “Swiss made” đã được ra đời. Tương tự như “made in Japan” hoặc “made in Vietnam”,… “Swiss made” được dùng để nhắc nhở về nơi sản xuất của đồng hồ đồng thời thể hiện nên giá trị và sự đẳng cấp dành cho những chiếc đồng hồ đó. Thông thường, ký hiệu “Swiss made” sẽ xuất hiện ở vị trí 6 giờ trên mặt đồng hồ. Nhưng để có được dòng chữ này, những chiếc đồng hồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Bộ máy phải được lắp ráp ở nhà máy sản xuất ở Thụy Sĩ.
Bộ máy đã được tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối cùng tại Thụy Sĩ.
Phải có 60% linh kiện bên trong bộ máy được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Con dấu Geneva
Hallmark of Geneva (poinçon de Genève) chứng nhận sự tuân thủ các truyền thống của tay nghề vùng Geneva. Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Con dấu “Geneva” được cấu thành từ hình ảnh nửa con đại bàng và nửa thanh kiếm, ra đời từ năm 1886 và dùng để chứng nhận cho bộ máy đồng hồ sản xuất tại Canton, Geneva có độ hoàn thiện kỹ thuật cao và trang trí tinh xảo.
Văn phòng của nó ngày nay là một phần của TIMELAB – Phòng thí nghiệm đo lường thời gian và kỹ thuật Vi mô Geneva. Để được trao dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ, công ty ứng cử viên phải được đăng ký tại Geneva, bộ máy cũng phải được tiến hành lắp ráp, điều chỉnh và lắp vỏ hay bất kỳ mô-đun cơ khí bổ sung nào, cũng như kiểm tra vỏ đồng hồ tại Geneva.
Để đảm bảo sự hoàn thiện cao cấp và độ tin cậy lâu dài. Bộ máy, môđun và các bộ phận bên ngoài của đồng hồ phải được sự chấp thuận của ủy ban kỹ thuật. năm 2012, Geneva Seal đã phát triển đáng kể với những bổ sung đáng chú ý. Đặc biệt, tất cả các đồng hồ hoàn chỉnh cần tuân thủ các tiêu chí đã được xác định. Những yêu cầu mới này bao gồm kiểm tra khả năng chống nước, tần số dao động, các chức năng và dự trữ năng lượng của đồng hồ.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Chứng nhận COSC
COSC được đánh giá là tổ chức chứng nhận chất lượng đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới, có hơn 1 triệu đơn vị đã kiểm tra ở đây mỗi năm, trong đó, Rolex và Omega chiếm số lượng nhiều nhất. COSC chỉ kiểm tra độ chính xác của bộ máy ở tình trạng không vỏ và khi đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ chronometer. Quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong 16 ngày và phải đáng ứng được những sai lệch như sau:
Chứng nhận COSC là chứng nhận cho bộ máy chứ không phải toàn bộ chiếc đồng hồ. Vậy nên, việc chiếc đồng hồ sau khi lắp hoàn chỉnh có thể giữ được nguyên các thông số như lúc kiểm tra hay không thì chưa thể đảm bảo. Do đó, những thương hiệu cao cấp thường hiếm khi sử dụng chứng nhận này.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Chứng nhận FQF (Fleurier Quality Foundation)
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ Fleurier được tạo ra vào năm 2001 bởi Chopard, Parmigiani và Bovet để đánh giá đồng thời về kỹ thuật, chất lượng hoàn thiện và kiểm soát độ chính xác của đồng hồ. Bài kiểm tra của Fleurier đã truyền cảm hứng cho các chứng chỉ chất lượng khác. Để nhận được dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ này, đồng hồ bắt buộc phải sản xuất 100% tại Thụy Sĩ. Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, chất lượng hoàn thiện sẽ được đánh giá bởi FQF, hạng mục kỹ thuật sẽ được kiểm tra bởi Chronofiable và mọi bộ máy phải vượt qua thử nghiệm của COSC và Fleuriste.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Chứng nhận Metas & Master Chronometer
Vào năm 2014, Omega đã làm việc với Viện đo lường Liên bang Thụy Sĩ (Swiss Federal Institute for Metrology – METAS) để thiết lập một chứng nhận mới, độc lập, cho đồng hồ cơ xa hơn khi giới thiệu Master Chronometer. Để có được dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ Master Chronometer, chiếc Omega này phải đạt các tiêu chuẩn: Bộ máy phải đạt chứng chỉ COSC, vượt qua các bài kiểm tra tái tạo điều kiện đeo ngoài đời thực và chứng minh khả năng chống nước và từ trường. Từng bộ máy sẽ được kiểm tra cho từ trường lớn hơn 15.000 Gauss, độ chính xác trung bình mỗi ngày phải trong ngưỡng 0 đến +5 giây trước và sau khi tiếp xúc với từ trường.
Chứng nhận riêng của các thương hiệu
Để chứng tỏ chất lượng riêng của mình, một số thương hiệu đã phát triển nên những chứng nhận riêng của họ ví dụ như ví dụ như Patek Philippe, Rolex,…
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Chứng nhận Patek Philippe
Sau nhiều năm sử dụng tiêu chuẩn Geneva Seal, Patek Philippe cảm thấy chứng nhận này chưa đủ để đánh giá toàn diện sản phẩm của họ. Sự ra đời của Poincon de Geneve là động lực thúc đẩy Patek Philippe cho ra đời tiêu chuẩn của riêng mình vào năm 2009.
Dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ – Con dấu Superlative Chronometer của Rolex
Superlative Chronometer là con dấu màu xanh lá đi kèm với mỗi sản phẩm của Rolex, chứng minh rằng chúng đã trả qua hàng loạt bài kiểm tra chặt chẽ của hãng. Đây cũng là lý do khiến Rolex trong suốt chiều dài lịch sử vẫn dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ Thụy Sĩ và tất cả sản phẩm của họ sẽ được bảo hành trong 5 năm.