Bên cạnh những mẫu cao cấp làm từ vàng nguyên khối thì hầu hết đồng hồ đều được hoàn thiện bằng lớp mạ. Trong bài viết này, anh chị em hãy cùng Viện Đồng Hồ tìm hiểu về công nghệ mạ PVD là gì?
Công nghệ mạ trong đồng hồ
Để mạ các chi tiết đồng hồ như vỏ, dây, vành và các chi tiết khác, người ta dùng nhiều công nghệ mạ đồng hồ khác nhau. Mỗi công nghệ cho đồng hồ một vẻ đẹp và độ bền khác nhau. Dưới đây là những công nghệ mạ đồng hồ phổ biến hiện nay.
- PVD (Physical Vapour Deposition – Mạ lắng hơi Tự nhiên: Mạ và để khô tự nhiên): Đây là công nghệ mạ hiện đại nhất hiện nay, cho đồng hồ có lớp mạ bền và đẹp. Các loại đồng hồ cao cấp thường mạ theo công nghệ này. Với công nghệ này độ bền khoảng từ 4-5 năm nếu dùng giữ gìn.
- MGP ( Multi Gold Planting – Mạ vàng nhiều lớp)
- CVD ( Chemical Vapour Deposition – Mạ lắng hơi hóa chất: Mạ xong làm khô theo hoá chất)
- IP ( Ion plating – Mạ Ion): Điện tích (-) hay (+) hoà vào kết cấu mạng tinh thể kim loại tạo nước mạ thấm sâu và khó phân rã, theo nghĩa đơn giản là mạ điện tích).
Tìm hiểu thêm: Công nghệ mạ vàng đồng hồ đeo tay không thể không biết
PVD là gì?
PVD được viết tắt từ Physical Vapor Deposition, phương pháp này có nghĩa là sự bay hơi lắng đọng vật lý. Đây là phương pháp phủ màu dựa trên các trạng thái của kim loại màu ở môi trường nhiệt độ cao trong môi trường chân không (10-2 đến 10-4 Torr) và thổi khí hiếm.
PVD được đánh giá là công nghệ mạ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phủ PVD, tuổi thọ vật liệu thường cao gấp 2-3 lần sau khi được phủ. Đặc biệt, trong một số trường hợp, tuổi thọ của chúng còn có thể tăng lên gấp 10 lần.
Công nghệ mạ PVD
PVD là công nghệ lắng đọng lớp phủ plasma, các vật liệu được hóa hơi trong điều kiện chân không để tạo ra lớp phủ mỏng, có màu sắc (được tùy chỉnh) trên bề mặt sản phẩm. Công nghệ mạ PVD sẽ tạo lớp bảo vệ bề mặt kim loại giúp sản phẩm bền và đẹp hơn, vừa đảm bảo chất lượng vừa an toàn và thân thiện với môi trường.
PVD sử dụng các nguyên tắc nhiệt động bằng cách tập trung các dạng năng lượng tập trung vào vật liệu tiền chất rắn. Vật liệu tiền chất rắn này trở nên phấn khích thông qua bắn phá năng lượng; Phương pháp phun xạ từ, laser, bay hơi Arc. Năng lượng làm cho các liên kết bị phá vỡ trong cấu trúc mạng tinh thể và các nguyên tử bị ion hóa khi chúng rời khỏi vật liệu tiền chất. Vật liệu bị ion hóa được giải phóng và được chuyển bằng Gradient áp lực đến nơi nó được lắng đọng dưới dạng một màng mỏng trên vật liệu nền.
Đặc điểm công nghệ mạ PVD
Vì cấu trúc kim loại nhiều tầng giúp chiếc đồng hồ được mạ vàng PVD được ma sát tốt, khó bị trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn,… Do đó, công nghệ mạ PVD bền hơn so với mạ vàng truyền thống.
Công nghệ mạ PVD có độ bám dính tốt, lớp phủ lên đồng hồ có nước mạ vàng đẹp, mịn hơn và tính thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra, công nghệ này có quy trình phủ đơn giản, thân thiện với môi trường so với những kỹ thuật mạ vàng trước kia.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, anh chị em cũng nên lưu ý khi sử dụng đồng hồ mạ vàng. Kẻ thù lớn nhất của một chiếc đồng hồ mạ vàng chính là mồ hôi. Vì trong mồ hôi có chứa rất nhiều nguyên tố hóa học và đặc biệt là muối. Lượng muối này khi bám vào lớp mạ vàng sẽ làm cho lớp mạ bị phai. Đồng hồ trông không còn sang và bóng bẩy nữa.
Mẹo để giữ gìn đồng hồ mạ vàng
Để giữ được chiếc đồng hồ đeo tay mạ vàng bền đẹp, anh chị em hãy thực hiện theo các mẹo sau
- Để đồng hồ ở nơi có bề mặt mềm, êm như nhung, vải mềm
- Anh chị em nên dùng khăn lau mềm, khô để lau nhẹ qua chiếc đồng hồ để loại bỏ mồ hôi. Khoảng 3-4 tuần, lại dùng vải mềm thấm nước ấm, lau đồng hồ để gột bỏ lớp mồ hôi đang bám vào lớp mạ.
Viện Đồng Hồ hy vọng khách hàng sẽ hiểu hơn về công nghệ mạ PVD và có cách để giữ gìn được vẻ ngoài luôn mới cho đồng hồ mạ vàng.
(21)