Chất liệu từ thép không gỉ, vàng hay bạc đều được sử dụng rất nhiều trong đồng hồ. Nhiều người đã quen thuộc với chất liệu trên nhưng với đồng hồ hợp kim thì lại không được như vậy. Cùng Viện Đồng Hồ tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Đồng hồ hợp kim là gì?
Đồng hồ hợp kim (Alloy Watch) là những chiếc đồng hồ không được làm bằng thép không gỉ hay những chất liệu kim loại cao cấp như vàng, bạc, titanium… hoặc chất liệu được đặc biệt được ưa chuộng như đồng điếu (Bronze), nhôm… Nói cách khác, đồng hồ có chất liệu hợp kim được liệt vào những sản phẩm giá rẻ, thấp cấp.
Ngày nay, hợp kim được sử dụng trên đồng hồ chủ yếu là hợp kim đồng thau (Brass) và hợp kim kẽm. Vỏ đồng hồ phân khúc thấp hầu như chỉ được làm bằng hai chất liệu này. Khoảng vài chục năm trước, thép thường cũng được sử dụng khá nhiều nhưng bây giờ rất hiếm gặp.
Cả đồng thau và hợp kim kẽm sẽ được mạ một lớp Chromium (crôm) trên bề mặt nhằm tăng khả năng chịu ăn mòn, độ bóng, màu trắng bạc đẹp. Do đó mà đồng hồ hợp kim Alloy Watch đều có vẻ ngoài cực kỳ bóng và bề mặt thường bị trơn nhẵn, mất bớt sự sắc nét.
Tóm lại, hợp kim đồng thau (Brass) và hợp kim kẽm không chỉ có giá rẻ hơn rất nhiều so với thép không gỉ 316L (loại thép không gỉ chuẩn dùng cho đồng hồ) mà còn có chi phí gia công rất rẻ do chúng mềm hơn, dễ dập và cắt gọt.
Đồng hồ hợp kim đồng thau là gì?
Đồng hồ hợp kim đồng thau hay Brass Watch thường là những chiếc đồng hồ có vỏ được làm từ đồng thau, một loại hợp kim có màu vàng của đồng và kẽm với tỷ lệ nguyên liệu đồng thường lớn hơn nguyên liệu kẽm. Đồng thau được xem là chất liệu được sử dụng từ rất sớm trong ngành đồng hồ hàng trăm năm qua nhờ đặc tính dễ gia công, tạo hình và giá thành rẻ. Để tăng độ cứng và khả năng chịu ăn mòn của đồng hồ, người ta mạ crôm cho đồng thau (mạ nickel trước).
Đa số các nhà sản xuất thường không đề cập đến chất liệu này ở trên đáy đồng hồ mà chỉ đơn giản gọi là Base Metal hoặc hoàn toàn bỏ qua và chỉ đề cập đến nắp đáy bằng thép không gỉ (stainless steel back). Alloy case hay Alloy Watch case hoặc sẽ được dùng cho chất liệu vỏ hoặc hoàn toàn bỏ qua.
Nếu đồng hồ đeo tay sở hữu vỏ được làm từ đồng thau, dây đeo đi kèm có thể là đồng thau hoặc các loại thép không gỉ rẻ hơn 316L. Nhưng thông dụng nhất vẫn là thép không gỉ gia dụng 304 chống ăn mòn mồ hôi khá yếu.
Ngoài ra, dù đồng thau đã được mạ crôm để tăng độ cứng và khả năng chịu ăn mòn mồ hôi nhưng sau thời gian sử dụng lớp mạ crom vẫn bị phai nhạt đi, để lộ lớp thau dễ gây dị ứng cho da khi tiếp xúc với mồ hôi.
Đồng hồ hợp kim kẽm là gì?
Đồng hồ hợp kim kẽm hay Zinc Alloy Watch thường là những chiếc đồng hồ có vỏ được làm từ hợp kim kẽm (Zinc Alloy case). Chất liệu này có màu trắng bạc, xuất hiện chủ yếu trên các loại đồng hồ rẻ tiền đến từ Trung Quốc (giá kẽm rẻ hơn giá đồng gấp mấy lần). Người ta mạ crôm cho hợp kim kẽm để tăng độ cứng và khả năng chịu ăn mòn của đồng hồ. Tuy nhiên, hợp kim kẽm sẽ được mạ một lớp đồng hoặc hợp kim đồng rồi lớp niken trước khi mạ crôm để tăng độ dẫn điện và chịu ăn mòn.
Hiện tại, không rõ loại hợp kim kẽm nào hiện đang được sử dụng nhưng hàm lượng antimon có vẻ đã được giảm đi rất nhiều hoặc có thể không có nên anh chị em có thể tương đối an tâm nếu đó là một sản phẩm của nhà sản xuất đồng hồ uy tín, có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng.
Dù là hợp kim kẽm đã được mạ crôm để tăng độ cứng và khả năng chịu ăn mòn mồ hôi nhưng sau thời gian sử dụng, lớp mạ crom vẫn bị phai nhạt đi. Do đó, việc tiếp xúc với mồ hôi có thể làm ăn mòn kẽm. Nếu là đồng hồ rẻ tiền kém chất lượng, để lộ lớp hợp kim kẽm có thể chứa nhiều chất công nghiệp độc hại cho người dùng.
Dây kim loại đi kèm với đồng hồ Zinc Alloy Case có thể là thép không gỉ 304 hoặc hoàn toàn cũng là hợp kim kẽm. Hợp kim kẽm có giá rất rẻ, anh chị em có thể so sánh nó với thép không gỉ (có thể là mác 304) trong một số thông tin thu thập được từ chi phí để sản xuất một chiếc đồng hồ tại các xưởng gia công Trung Quốc
- Stainless Steel Case ráp máy Miyota: $16 – $22
- Zinc Alloy Case ráp máy Miyota: $6 – $8
Phân biệt Alloy Watch và Stainless Steel Watch
Để phân biệt hai chất liệu đồng hồ này, anh chị em có thể chú ý vào dòng chữ “stainless steel back” hoặc “stainless steel caseback” để xác định chiếc đồng hồ đó chỉ có cái nắp đáy bằng thép không gỉ còn vỏ bằng hợp kim. Một chiếc đồng hồ thép không gỉ sẽ có chữ “all stainless steel” hoặc “stainless steel case”.
Ngoài ra, cách phân biệt “Alloy Watch” (đồng hồ hợp kim) và Stainless Steel Watch (đồng hồ thép không gỉ) chủ yếu bởi khối lượng của chúng. Thép không gỉ luôn nặng hơn các hợp kim đồng thau và kẽm.
Nếu có nhiều kinh nghiệm hơn, anh chị em cũng có thể dựa vào yếu tố độ bóng bề mặt của đồng hồ để phân biệt đồng hồ hợp kim và đồng hồ thép không gỉ. Crôm là lớp mạ không cần đánh bóng mà vẫn cực kỳ bóng nên đôi khi nó làm mất đi sự sắc sảo. Trong khi đó, đồng hồ thép không gỉ thật sẽ bóng khá dịu mắt.
Có nên mua đồng hồ hợp kim không?
Đối với các thương hiệu có tên tuổi trên thị trường thì phần lớn vỏ đồng hồ dưới 2 triệu hầu như đều được làm bằng hợp kim. Còn nếu dưới 1 triệu vỏ thì đồng hồ và dây đồng hồ đều được làm bằng hợp kim. Ít nhất về mặt giá thành thì điều này không hẳn là xấu bới với số tiền đó thì việc nhận lại chất lượng như vậy là hợp lý.
Sau vài ba năm thì lớp crom mạ mới phai đi. Các loại đồng hồ hợp kim cũng được đánh giá là nhẹ hơn hẳn thép không gỉ trên cùng một kích thước. Nhưng nếu muốn dùng lâu dài, bền đẹp và tránh các tiềm ẩn dị ứng, tốt hơn hết vẫn luôn là thép không gỉ.
Còn đối với những chiếc đồng hồ hợp kim rẻ tiền từ các thương hiệu không rõ, hàng giả nhái, người đeo nên cực kỳ cẩn trọng nếu không sẽ dễ gặp các vấn đề dị ứng da, ngộ độc hóa chất công nghiệp. Bên cạnh đó, đồng hồ cũng không dùng được hoặc nhanh hỏng, tiền mất tật mang.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về đồng hồ hợp kim. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, anh chị em đừng ngại liên hệ với Viện Đồng Hồ để được giải đáp thắc mắc nhé.
(9)