Không ít người cảm thấy phiền toái khi gặp tình trạng đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không. Viện Đồng Hồ sẽ tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến thường khắc và cách khắc phục đơn giản ai cũng có thể thực hiện được.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đeo tay
Đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ cấu tạo với 5 bộ phận chính là: Bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và phần hiển thị thời gian.
Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ gồm 3 bước:
- Bước 1: Cung cấp năng lượng bằng việc lên dây cót hoặc bộ phận quay.
- Bước 2: Sau khi đồng hồ đã đủ năng lượng thì năng lượng sẽ được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Lúc này các bánh răng sẽ tự động chuyển động với nhau mà không cần đến pin.
- Bước 3: Bộ phận thoát sẽ ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn một cách hỗn loạn. Đồng thời, bộ thoát sẽ làm nhiệm vụ chạy theo nhịp liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chuyển động theo tiến độ nhất định.
Đồng hồ pin
Đồng hồ pin có cấu tạo nhiều hơn đồng hồ cơ, chúng gồm 8 bộ phận chính là: Pin đồng hồ, động cơ bước, microchip (hay còn gọi là vi mạch), bảng mạch kết nối vi mạch với các thành phần khác của động cơ đồng hồ, tinh thể thạch anh dao động, trục vít của núm điều chỉnh, bánh răng điều chỉnh cho tốc độ của các loại kim, trục trung tâm để gắn kim.
Do cấu tạo phức tạp hơn nên đồng hồ pin vận hành theo 6 bước sau đây:
- Bước 1: Các vi mạch điện tử pin sẽ gửi điện đến tinh thể thạch anh trong đồng hồ pin.
- Bước 2: Tinh thể thạch anh sau khi tiếp nhận điện sẽ rung qua lại ở tần số cố định là 32768 dao động mỗi giây.
- Bước 3: Mạch điện tử đếm số dao động và sử dụng chúng để tạo ra các xung điện liên tục trong từng giây.
- Bước 4: Các xung điện có thể hiển thị ngay trên màn hình LCD. Còn trong trường hợp đồng hồ chạy kim thì xung điện sẽ thu vào động cơ bước (lúc này sẽ có bước 5)
- Bước 5: Bánh răng sẽ được làm xoay nhờ động cơ bước.
- Bước 6: Lúc này bánh răng làm nhiệm vụ xoay các kim trên mặt số.
Đồng hồ cơ lúc chạy lúc không
Khi anh chị em sử dụng đồng hồ cơ, đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không có thể rơi vào một trong những biểu hiện dưới đây
Hết năng lượng
Đồng hồ cơ bị hết năng lượng là chuyện thường xuyên xảy ra. Thông thường thì bộ trữ cót trên chiếc đồng hồ cơ kéo dài 38h- 40h, còn với dòng máy Powermatic thì thời gian có thể dài gấp đôi. Nếu anh chị em không đeo trong khoảng thời gian trên thì đồng hồ vẫn tiếp tục chạy. Nhưng khi vượt qua thời gian dự trữ năng lượng thì đương nhiên đồng hồ sẽ không thể hoạt động được nữa.
Cách xử lý:
- Đồng hồ lên dây cót bằng tay: Vặn núm theo chiều để lên cót cho đồng hồ, tránh không được kéo núm ra. Chỉ cần xoay khoảng 10 – 15 vòng là đồng hồ có thể hoạt động bình thường.
- Đồng hồ cơ tự động: Anh chị em chỉ cần lắc nhẹ sang 2 bên khoảng 10 lần thì đồng hồ sẽ hoạt động bình thường.
Không đóng nút điều chỉnh
Núm đồng hồ không được đóng lại sau khi chỉnh hoặc bị vướng vào đâu đó khiến nó bị rút ra là nguyên nhân đồng hồ ngừng chạy.
Cách xử lý:Đóng kín núm chỉnh
Đồng hồ bị nhiễm từ
Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến đồng hồ lúc chạy lúc không. Rất nhiều khách hàng có thói quen để đồng hồ ngay cạnh tivi, laptop hay trên đầu tủ lạnh. Đây đều là những vị trí có từ trường cao. Trong khi đó, phần lớn các linh kiện đồng hồ cơ đều được làm từ kim loại. Điều này vô tình khiến cỗ máy bị nhiễm từ.
Cách xử lý: Mang đồng hồ tới cơ sở sửa chữa để được khử từ.
Đồng hồ để lâu khô dầu
Nếu chiếc đồng hồ cơ của anh chị em lúc chạy lúc không thì rất có thể là đã đến lúc nó cần được bảo dưỡng và tra dầu cho bộ máy. Hãy kiểm tra lại lần cuối cùng mình bảo dưỡng nó là bao lâu? Thời gian lau dầu sẽ khác tùy theo bộ máy mà mình sử dụng. Đồng hồ sử dụng bộ máy của Nhật là từ 2 đến 3 năm và từ 3 đến 5 năm đối với máy Thụy Sĩ.
Cách xử lý: Mang đồng hồ tới cơ sở sửa chữa để được lau dầu và bảo dưỡng định kỳ.
Đồng hồ pin lúc chạy lúc không
Khi anh chị em sử dụng đồng hồ pin, đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không có thể rơi vào một trong những biểu hiện dưới đây
Đồng hồ bị kẹt cơ
Động cơ đồng hồ chạy không được trơn tru như lúc đầu. Nguyên nhân là do anh chị em không mang đồng hồ của mình đi lau dầu định kỳ, dẫn đến tình trạng khô dầu, han gỉ, các linh kiện bên trong không được vệ sinh nên bị bám bụi. Việc nhỏ này mà khiến đồng hồ bị chậm giờ.
Cách xử lý: Anh chị em chỉ cần mang chiếc đồng hồ đến cơ sở bảo hành vệ sinh và lau dầu cho đồng hồ.
Đồng hồ bị lỗi pin và lá tiếp xúc pin
Sử dụng pin lỗi, pin kém chất lượng sẽ làm ảnh hướng đến khả năng hoạt động của đồng hồ. Nếu không đủ năng lượng pin hay dùng đến cạn pin thì đồng hồ sẽ bị chết hẳn, hoặc lúc chạy lúc không rất nguy hiểm
Cách xử lý: Mang đồng hồ tới cơ sở sửa chữa uy tín để được thay pin chính hãng.
IC bị lỗi
Thông thường, xung dao động từ thạch anh được chia xuống lấy tần số đúng 1Hz và mỗi 1hz sẽ tương ứng = 1s. Do đó, nếu thạch anh chia 2Hz = 1s thì đồng hồ sẽ chạy nhanh và ngược lại nếu 1/2Hz = 1s chắc chắn đồng hồ chạy chậm.
Cách xử lý: Nếu anh chị em đang nghi ngờ đồng hồ bị lỗi IC, tốt nhất hãy mang qua Viện Đồng Hồ để các chuyên gia tại đây kiểm tra tổng quát và giải quyết vấn đề này.
Tham khảo: Địa chỉ sửa đồng hồ uy tín tại Hà Nội
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không, anh chị em có thể liên hệ qua website hoặc đến trực tiếp Viện Đồng Hồ để được các kỹ thuật viện kiểm tra và xử lý.
(10)