Độ chính xác của đồng hồ cơ được quyết định bởi cơ cấu tính giờ dựa trên nhịp dao động cơ học. Tuy nhiên, dưới những tác động của môi trường hay do nguyên nhân chủ quan của người đeo đã dẫn đến sai số đồng hồ cơ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, anh chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây của Viện Đồng Hồ nhé.
Sai số đồng hồ cơ là gì?
Sai số đồng hồ cơ hay còn gọi là độ chính xác của đồng hồ cơ. Đây là sự sai lệch thời gian (nhanh hoặc chậm) trung bình hằng ngày của cỗ máy. Mức độ sai số đồng hồ cơ mỗi ngày là không giống nhau, con số này tùy thuộc vào loại bộ máy và các điều kiện sử dụng đồng hồ, hoặc môi trường bên ngoài.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sai số đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ được làm từ những bộ phận bằng kim loại nhỏ kết hợp với nhau. Chúng hoạt động bằng năng lượng đàn hồi cơ học của dây cót. Những bộ phận này rất mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, trọng lực, từ trường cùng các cú chấn động. Khi chúng bị ảnh hưởng càng lớn thì sai số đồng hồ cơ càng lớn.
Ngoài ra, các yếu tố khác như thời gian sử dụng, bảo trì bảo dưỡng, các cử động của tay, tình trạng năng lượng nhiều ít của dây cót đều có thể ảnh hưởng nhiều đến sai số đồng hồ cơ.
Nhiệt độ
Hầu hết mọi sai số đồng hồ cơ được công bố bởi bất cứ thương hiệu nào đều được tính trong phạm vi 5 – 35 độ C. Ngoài phạm vi này, các linh kiện kim loại bên trong bộ máy giãn nở hoặc co lại đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy. Từ đó làm tăng sai số đồng hồ cơ.
Thông thường, đồng hồ có xu hướng chạy chậm ở nhiệt độ cao và ngược lại, ở nhiệt độ thấp nó sẽ chạy nhanh hơn. (Nếu nhiệt độ quá thấp làm đông đặc dầu bôi trơn, có thể sẽ khiến đồng hồ chạy chậm đi nhiều hơn hoặc đứng máy luôn). Do đó, không nên đặt đồng hồ ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc trên 35ºC để đảm bảo “an toàn” cho chiếc đồng hồ yêu quý của bạn.
Từ tính
Đồng hồ có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi từ tính và dẫn đến vấn đề chạy nhanh (chủ yếu) hoặc chậm/đứng máy. Điều quan trọng là không nên để một chiếc đồng hồ gần vật thể từ trong thời gian dài như điện thoại di động, tivi và loa máy tính, dây chuyền nam châm, túi ví có nút nam châm, máy sấy tóc, dao cạo điện, cửa tủ lạnh…
Chú ý là đồng hồ khá dễ bị nhiễm từ và sau khi khử từ vẫn có thể bị nhiễm từ tiếp. Vì vậy, nếu muốn sai số đồng hồ cơ thấp, hãy giữ đồng hồ cách xa các nguồn từ trường bất kỳ lúc nào.
Va đập mạnh
Chấn động mạnh, rung lắc (sốc) cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sai số đồng hồ cơ. Trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào vận động mạnh, bạn nên tháo đồng hồ ra. Bất cứ ảnh hưởng trực tiếp nào đến cổ tay đều có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nhỏ bên trong đồng hồ, làm rơi hay đặt mạnh đồng hồ lên thứ gì đó cũng có thể gây ra thiệt hại đến sai số đồng hồ cơ.
Vị trí đặt mặt số
Sai số đồng hồ cơ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vị trí đặt khi nó không được đeo trên cổ tay (tức nằm yên một chỗ). Mỗi vị trí đặt sẽ cho sai số khác nhau. Các vị trí đặt đồng hồ phổ biến theo thói quen của mọi gồm: mặt ngửa, mặt úp, mặt đứng, mặt ngược, núm úp, núm ngửa, mặt đứng nghiêng 45 độ, …
Điều này là do trọng lực trái đất ảnh hưởng đến chuyển động của bộ máy bên trong đồng hồ. Nếu bạn đeo trên tay, ảnh hưởng của trọng lực gần như bị loại bỏ do tay cử động liên tục.
Không nạp đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động
Khi bạn nạp năng lượng cho đồng hồ sai cách hoặc nạp nhưng không đủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng sẽ làm cho đồng hồ cơ bị sai số, hoạt động không ổn định. Vì vậy, bạn nên chú ý thực hiện quy trình nạp năng lượng cho đồng hồ đúng cách và đầy đủ để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất nhé.
Bị khô dầu do không bảo dưỡng đồng hồ theo định kỳ
Hầu hết các dòng đồng hồ cơ sẽ được nhà sản xuất bôi một lớp dầu, giúp đồng hồ hoạt động một cách trơn tru, mượt mà và chính xác hơn. Vì thế, nếu lớp dầu bôi trơn bị khô sẽ làm cho bộ máy hoạt động chậm chạp hơn. Để tránh tình trạng đó xảy ra, bạn nên thường xuyên đem đồng hồ đi bảo dưỡng định kỳ khoảng từ 2,5 – 3 năm/lần nhé.
Mức sai số cho phép của đồng hồ cơ
Hầu hết, mức sai số cho phép của các dòng đồng hồ cơ là khoảng dưới 30 giây/ngày. Các loại đồng hồ cơ thường sẽ có mức sai số từ -20 đến +40 giây/ngày, tương đương với độ chênh lệch so với thời gian chuẩn là khoảng dưới 20 giây/ngày. Các dòng cao cấp hơn thì có thể sai số -10 hoặc +10 giây/ngày. Ngoài ra, với dòng đồng hồ cơ có chứng nhận độ chính xác COSC thì độ sai số sẽ trong khoảng từ -5 đến +5 giây/ngày.
Với những mẫu sử dụng máy Nhật, mức sai số sẽ trong khoảng từ -15 đến +15 giây/ngày. Trong khi đó, các dòng đồng hồ cơ Thụy Sỹ có mức sai số nhỏ hơn rất nhiều so với đồng hồ Nhật Bản, khoảng -10 đến +10 giây/ngày.
Cách đo độ chính xác của đồng hồ cơ
Cách đo thủ công
Đo thủ công bằng cách đo độ lệch trong cả một ngày của đồng hồ cơ so với giờ nguyên tử.
Bạn thực hiện bằng cách truy cập vào bảng giờ nguyên tử, chờ đúng một số giờ nhất định nào đó rồi thiết lập đồng hồ cơ chạy đồng bộ với số giờ nguyên tử.Tiếp đến, bạn đợi trọng vòng 24 tiếng để biết được độ lệch giây trong một ngày là bao nhiêu. Bạn có thể lặp lại liên tiếp vài ngày để biết được độ lệch trung bình của đồng hồ cơ.
Ví dụ: Bạn canh đồng hồ nguyên tử là 10:00:00, sau đó thiết lập lại chế độ hoạt động của đồng hồ cơ đồng bộ với giờ nguyên tử là 10:00:00.
Bạn sử dụng đồng hồ cơ trong vòng 24 tiếng đến thời điểm 10:00:00 theo giờ nguyên tử của ngày tiếp theo. Nếu đồng hồ cơ của bạn là 10:00:10, thì lúc đó đồng hồ của bạn chạy nhanh 10 giây/ngày. Bạn làm theo cách này lặp đi lặp lại nhiều ngày để tính được độ lệch trung bình của đồng hồ.
Cách đo bằng máy đo Timegrapher
Timegrapher là máy đo của các thợ thủ công chuyên nghiệp sử dụng để đo sai số của đồng hồ cơ. Khi sử dụng máy này bạn sẽ biết được độ lệch số ngay lập tức. Bạn thực hiện bằng cách đặt đồng hồ chạy trên bệ của máy đo Timegrapher, nó sẽ tự động tính được độ sai số, nhịp đập và biên độ của bánh xe cân bằng trong đồng hồ. Thông qua các thông số đó, thợ chuyên nghiệp sẽ biết được độ sai số là bao nhiêu.
Làm thế nào để giảm sai số đồng hồ cơ
Cách đơn giản nhất và tốt nhất để giảm sai số đồng hồ cơ là lên dây cót đầy đủ mỗi ngày. Hầu như tất cả đồng hồ cơ đều có độ chính xác tốt (theo công bố của nhà sản xuất) khi cót tích năng lượng khoảng 80%-90% trở lên. Mức năng lượng của cót thấp hơn mức này thì các bộ phận kiểm soát chính xác trong máy sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, khi đó, sai số đồng hồ cơ sẽ tăng.
Nếu là đồng hồ cơ lên cót tự động thì bạn đeo ít nhất 8 tiếng/ngày (có chức năng lên dây phụ thì bạn vặn ít nhất 15 vòng/ngày, tuy nhiên vẫn nên hạn chế điều này để đồng hồ bền hơn). Còn đồng hồ lên dây thủ công thì mỗi ngày đều phải vặn núm theo chiều kim đồng hồ. Với đồng hồ cơ lên cót bằng tay, bạn nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày để hạn chế việc đồng hồ thiết năng lượng.
Sau khi thực hiện đầy đủ tất cả các lưu ý và kinh nghiệm ở trên mà sai số đồng hồ cơ vẫn quá cao (vượt quá thông tin công bố của nhà sản xuất) đó có lẽ là lúc nên đem đi bảo hành hoặc sửa chữa. Thợ đồng hồ sẽ tiến hành bảo dưỡng, làm sạch, tinh chỉnh dao động bộ máy, sửa chữa nếu cần.
Bao lâu nên đưa đồng hồ đi bảo dưỡng?
Sau một thời gian dài sử dụng, hầu hết đồng hồ cơ đều không đảm bảo sai số đồng hồ cơ sẽ luôn ổn định như lúc mới mua hoặc mới vừa bảo trì độ chính xác xong do nhiều yếu tố phát sinh như khô dầu, ron cao su lão hóa làm bám bụi vào nước, sai lệch linh kiện tích tụ sau các chấn động trong quá trình sử dụng,… cho dù bạn cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình sử dụng vào bảo quản.
Bạn cũng nên chú ý là những chiếc đồng hồ cơ đã trải qua tinh chỉnh máy kỹ lưỡng để có độ chính xác cao của Thụy Sĩ cũng không tránh khỏi điều này. Thường thì cứ mỗi 3-4 năm (tùy theo yêu cầu của từng hãng), bạn hãy đem nó ra các trung tâm dịch vụ uy tín để kiểm tra bảo trì bảo dưỡng lại một lần.
Nhớ là đừng lạm dụng các chuyện bảo dưỡng sửa chữa, nắp đồng hồ, máy đồng hồ càng ít được mở ra càng tốt. Nếu đồng hồ vẫn chạy tốt, không sử dụng sai quy định về chịu nước, va đập… mà chưa tới thời gian bảo dưỡng định kỳ được nhà sản xuất khuyên thì bạn đừng nên tháo mở nó ra.
Nếu đồng hồ cơ của bạn đang gặp vấn đề về nhanh hoặc chậm bất thường vượt quá tiêu chuẩn so với quy định của hãng, hãy đến ngay Viện Đồng Hồ để kĩ thuật viên lau dầu bảo dưỡng đồng hồ, trả lại đúng tiêu chuẩn của hãng.
(4)