Ngoài những chất liệu quen thuộc như vàng, thép thì các nghệ nhân còn không ngừng tìm kiếm những thử thách mới khi lựa chọn nguyên liệu mới mẻ để chế tác đồng hồ. Một trong những vật liệu mà Viện Đồng Hồ muốn nhắc tới đó chính là Ceramic. Nhưng chất liệu Ceramic là gì, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Chất liệu Ceramic là gì?
Ceramic chính là chất liệu bằng gốm. Xét tính kỹ thuật, Ceramic được chia làm 4 loại. Chất liệu Ceramic được sử dụng trong đồng hồ là “Ceramic kỹ nghệ”, 3 loại còn lại chính là những dụng cụ hàng ngày như đồ dùng ăn uống, gạch, ngói,…
Ceramic kỹ nghệ được tạo ra bằng cách sử dụng các Ceramic tinh khiết và hợp chất của một số kim loại với oxy, nito, cacbon,… để tạo ra một loại vật liệu có độ bền cao, được sử dụng trên đồng hồ. Một số thương hiệu còn kết hợp bột Ceramic với các hợp kim khác nhau để tạo ra một những chất liệu độc đáo mới.
Chất liệu Ceramic có khối lượng riêng vào khoảng 2-6g/cc, chủ yếu nặng khoảng 3g/cc. Khi so với thép không gỉ (8g/cc) và titan (4.5g/cc), Ceramic được đánh giá là khá nhẹ. Không chỉ sử dụng chế tác đồng hồ mà chất liệu này còn được dùng trong ngành hàng không vũ trụ và ngành quân sự. Ví dụ như những lớp áo giáp trọng lượng nhẹ mà có thể chống đạn hoặc làm phân tán năng lượng của những tác động tốc độ cao.
Công đoạn hình thành chất liệu đồng hồ Ceramic là gì?
Chất liệu Ceramic chế tác trong đồng hồ được tạo ra là nhờ cả một quá trình luyện kim và hóa học, là sự kết hợp các thành phần và nung dưới áp suất nhất định.
Bước 1: Bắt đầu, người ta sử dụng một loại bột dạng hạt của khoáng chất Zirconia và nhờ vào một loại chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ đều giữ bí mật về chất liệu kết dính này. Thành phần cuối cùng để tạo ra chất liệu Ceramic là sắc tố để tạo ra màu sắc mà nhà sản xuất mong đợi, Trắng – Đen – Xám là những màu phổ biến nhất hiện nay.
Bước 2: Bột sau khi đem nung ở nhiệt độ 350 độ C thì bắt đầu bốc hơi, đến nhiệt độ 1000 độ C tích tụ và tạo thành hợp chất rắn. Khi đó vật liệu đã tạo thành hình dạng mong đợi. Bột sau đó được đổ vào khuôn với hình dáng nhất định. Hình dạng kích thước ban đầu yêu cầu phải lớn hơn 20% so với kích thước mong muốn tạo ra.
Bước 3: Sau khi có hình dáng nhất định thì các chế tác gia sẽ đánh bóng. Việc đánh bóng hay bất cứ lại vật liệu được tạo thành đòi hỏi những người thợ phải có chuyên môn cao và kỹ thuật lão luyện, một việc rất tốn kém và tiêu hao rất nhiều công sức.
Bên cạnh phương pháp trên thì Ceramic còn được gia công bằng siêu âm (Supersonic).
Đánh giá chất liệu Ceramic trong đồng hồ.
Ưu điểm của vật liệu Ceramic trong đồng hồ
Chống mài mòn
Độ cứng của Ceramic không giống bất kỳ kim loại đồng hồ truyền thống nào như thép không gỉ hay vàng. Nó có độ chống xước và chống mài mòn cực tốt, ngay cả sau nhiều năm. Vật liệu này cũng không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím do mặt trời tạo ra, màu sắc vẫn luôn giữ như khi mới mua. Nhiều thương hiệu chọn sử dụng Ceramic cho đồng đồ thể thao và lặn vì nó có thể chịu được sự ăn mòn của hóa chất và chống từ tính.
Trọng lượng nhẹ
Như đã nói ở trên, so với thép hay Titan thì Ceramic có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, mặc dù trông Ceramic có vẻ nặng và cứng nhắc. Trọng lượng nhẹ của vật liệu cũng làm cho đồng hồ thoải mái khi đeo. Anh chị em sẽ không cần phải lo lắng về việc cổ tay của mình bị đè nặng!
Không gây dị ứng
Hầu như tất cả đồng hồ Ceramic không chứa bất kỳ loại sơn phủ hoặc kim loại nào. Vì vậy ngay cả với những người có làn da nhạy cảm nhất vẫn có thể đeo đồng hồ từ Ceramic mà không phải lo lắng về phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau đó.
Nhược điểm của vật liệu Ceramic trong đồng hồ
Dễ giòn gãy hơn
Mặc dù Ceramic rất bền và có thể chống trầy xước và các hư hỏng thông thường, nhưng do cấu trúc phân tử ban đầu nên nó không có khả năng chống vỡ. Nếu không may rơi đồng hồ Ceramic xuống một bề mặt cứng khoảng từ 1 mét, rất có thể nó sẽ bị vỡ.
Khó sản xuất
Các quy trình sản xuất Ceramic rất phức tạp. Việc làm nóng và làm mát chất liệu này gây mất nhiều thời gian cũng như khó điều khiển và kiểm soát. Sau khi được tạo khuôn, Ceramic cần phải trải qua quá trình đánh bóng để làm mịn bề mặt. Điều này cũng làm tăng thêm chi phí và một trong những lý do tại sao đồng hồ với Ceramic có xu hướng đắt hơn đồng hồ kim loại tương tự.
Giá thành cao
Để sở hữu một chiếc đồng hồ Ceramic, anh chị em phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Bởi lẽ, Ceramic rất khó để chế tạo, nên những chiếc đồng hồ được làm từ chất liệu này sẽ có giá cao hơn so với các vật liệu truyền thống, được sử dụng phổ biến hơn. Ceramic không được sử dụng rộng rãi trong đồng hồ thông thường. Nó thường được dùng để chế tác trong các phiên bản giới hạn hoặc đồng hồ hạng sang.
3 Mẫu đồng hồ Ceramic không thể bỏ lỡ
Bell & Ross Instruments Ref. BR0392-D-KA-CE/SRB
Bell & Ross Instruments là một chiếc đồng hồ được lấy cảm hứng từ quân đội. Cỗ máy thời gian này sở hữu vỏ gốm đen đầy mạnh mẽ và cuốn hút. Vòng bezel làm từ chất liệu cùng loại có khả năng xoay được. Mặt số màu xanh quân đội phá vỡ những chuẩn mực vốn có. Lịch ngày ở vị trí từ 4 đến 5 giờ, các kim màu đen và các vạch chỉ giờ hình tròn phủ Super-LumiNova. Bên trong là bộ máy BR-CAL.302 tự lên dây có tần số 28.800 dao động mỗi giờ (VpH) và khả năng dự trữ năng lượng tốt trong 38 giờ.
Audemars Piguet Royal Oak Self-Winding Ref. 77350CE.OO.1266CE.01
Là một phần biểu tượng trong bộ sưu tập Audemars Piguet Royal Oak, chiếc đồng hồ này nắm giữ vị thế độc nhất và việc sử dụng gốm càng làm nâng cao vị thế này. Chiếc đồng hồ Audemars Piguet này có vỏ bằng gốm đen 34mm, dây đeo và vỏ hình bát giác góc cạnh với lớp hoàn thiện được chải bóng càng làm đồng hồ trở lên cuốn hút. Sự kết hợp giữa Ceramic và Titan ở nắp lưng tạo lên một bộ bỏ mỏng và nhẹ, phù hợp cho những người có cổ tay mảnh khảnh.
Omega Speedmaster Moonwatch Ref. 311.92.44.51.01.006
Đồng hồ Omega Speedmaster Moonwatch Ref. 311.92.44.51.01.006 là một trong những chiếc đồng hồ Ceramic phổ biến nhất trên thị trường. Là một mẫu thuộc bộ sưu tập Speedmaster nổi tiếng của Omega, chiếc đồng hồ này là một phần trong Dark Side of the Moon của thương hiệu. Điều này có nghĩa là thiết kế của nó lấy cảm hứng từ thiên văn học.
Chiếc Moonwatch này có vỏ bằng gốm đen 44,25mm kết hợp với dây đeo bằng da màu nâu. Vòng bezel gốm cố định có thang đo tốc độ. Tất cả các chỉ số đều có màu vàng ấm , các cọc giờ được tích hợp dạ quang có khả năng phát sáng khi ở nơi thiếu ánh sáng. Chiếc đồng hồ này chạy trên bộ máy Omega 9300 Calibre tự lên dây có khả năng dự trữ năng lượng tuyệt vời trong 60 giờ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh chị em biết được Ceramic là chất liệu gì, Ceramic trong đồng hồ đeo tay được hình thành như thế nào. Bệnh Viện Đồng Hồ luôn cập nhật những kiến thức bổ ích và mong được đồng hành cùng các anh chị em trong những tin tức sắp tới.
(5)