Bên cạnh việc theo đuổi những mẫu giới hạn thì một bộ phận không nhỏ các tín đồ lại ưa thích việc sưu tầm đồng hồ đeo tay cổ. Trong đó là chiếc đồng hồ Rado cổ nổi tiếng. Giá trị của nó đôi khi còn vượt xa cả một số mẫu mới ra mắt trên thị trường. Bài viết này, Viện Đồng Hồ sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức về Rado cổ xưa.
Vài nét về thương hiệu đồng hồ Rado
Được thành lập vào năm 1917, Rado là thương hiệu đồng hồ có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Nhưng phải đến năm 1950, Rado mới ra mắt giới điệu mộ chiếc đồng hồ đầu tiên của hãng. Và những năm tiếp theo, thương hiệu liên tiếp ra mắt những bộ sưu tập mới và trở thành thương hiệu đồng hồ nổi tiếng không chỉ tại Thụy Sĩ mà còn trên toàn thế giới.
Mỗi thiết kế của Rado đều được nhiều người đánh giá cao về độ tinh xảo. Những sản phẩm đó đã giúp hãng mang về nhiều giải thưởng danh giá. Ngay cả những chiếc đồng hồ cũ cũng không bị ảnh hưởng của thời gian mà ngược lại còn tăng thêm giá trị. Hiện tại, thương hiệu Rado đã có gần 6000 cửa hàng tại 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Thiết kế đồng hồ Rado cổ
Để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của đồng hồ, Rado cổ sử dụng bộ máy ETA nổi tiếng của Thụy Sĩ. Những bộ máy này tự hào khi là một trong những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, thương hiệu nằm trong top các hãng đồng hồ nổi tiếng nên việc sử dụng những chất liệu sang trọng và có giá trị cao là những điều thường thấy ở các mẫu. Anh chị em có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu cao cấp trên Rado cổ như vàng, kim cương, bạch kim, titan,….
Giá đồng hồ Rado cổ có đắt không?
Cách tính giá của những chiếc Rado cổ sẽ khác so với những sản phẩm mới ra mắt trên thị trường do đây là sản phẩm đã có niên đại lâu năm. Giá đồng hồ Rado cổ sẽ phụ thuộc vào niên đại, tình trạng và cả số lần sửa chữa cũng như linh kiện bị thay thế. Nếu cỗ máy thời gian được giữ gìn cẩn thận, ít sửa chữa và trông bề ngoài càng sáng bóng thì giá của nó càng cao.
Ngoài ra, tùy từng dòng khác nhau mà giá đồng hồ Rado cổ cũng khác nhau. Thông thường, anh chị em chỉ cần bỏ ra khoảng 5 triệu đồng là đã có thể sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ cổ của Rado. Tuy nhiên, có những chiếc còn lên tới một con số không hề nhỏ là 100 triệu đồng.
Các dòng đồng hồ Rado cổ không thể không biết
Dưới đây là các dòng đồng hồ Rado cổ đang được “săn lùng” ráo riết. Cùng Viện Đồng Hồ chiêm ngưỡng để hiểu được lý do tại sao chúng được ưa chuộng nhiều như vậy giữa vô vàn các mẫu mới ra mắt trên thị trường nhé.
Đồng hồ Rado cá ngựa cổ
Nhà sản xuất đã ra mắt mẫu đồng hồ Rado cá ngựa cổ nhân kỷ niệm 40 năm thành lập thương hiệu với thiết kế vô cùng sang trọng ở những năm 1957. Cho tới thời điểm này, phiên bản đã nhuốm màu thời gian nên có thêm phần cổ điển. Để phân biệt với các dòng khác, anh chị em có thể quan sát logo đôi cá ngựa được mạ vàng ở vị trí 6 giờ. Với mặt số khoảng 36mm nên nó rất phù hợp với những anh em đang tìm kiếm đồng hồ nam tay nhỏ.
Đồng hồ Rado sapphire cổ Dia 67
Năm 1976, thương hiệu đồng hồ đeo tay Rado cổ của Thụy Sĩ cho ra mắt công chúng mẫu Dia 67. Cỗ máy thời gian này không chỉ có khả năng chống xước cao mà mặt kính sapphire của nó còn có bộ bền và cứng không kém cạnh gì so với kim cương. Quả là một mẫu đồng hồ xứng đáng được lọt vào mắt xanh của anh chị em đam mê đồ cổ.
Đồng hồ Rado cổ mặt vuông Ceramica
Ceramic là chất liệu để làm nên chiếc Rado automatic cổ này. Đây là một loại gốm sứ công nghệ cao. Nhờ đó, thiết kế của đồng hồ Rado nam cổ có chất liệu này thường năng động, khỏe khoắn và cá tính. Không những thế, công nghệ “plasma high-tech ceramic” được các chế tác gia còn ứng dụng trên vỏ và dây đeo để đảm bảo được độ chống xước cao.
Diastar – Đồng hồ Rado cổ mạ vàng
Diastar là niềm tự hào của Rado khi sản phẩm này là mẫu đồng hồ chống xước đầu tiên trên thế giới. Để tạo nên một cột mốc đầy tự hào đó, nhà chế tác đã sử dụng vàng và bạch kim để thiết kế. Ngày nay, Rado vẫn tiếp tục nghiên cứu để phát triển dòng đồng hồ không chỉ khả năng chống xước được giữ gìn mà nó còn nhẹ và chất lượng hơn.
Đồng hồ Rado V10K
Năm 2002, mẫu đồng hồ V10K ra mắt sau đợt khủng hoảng thạch anh. Tuy nhiên, cỗ máy thời gian này đã được công nhận là chiếc đồng hồ cứng nhất thế giới. Để nhận được danh hiệu đó, thương hiệu đã sử dụng kim cương nhân tạo để đảm bảo độ cứng cho sản phẩm. Vì vậy, giá bán của nó cũng hề rẻ.
Có nên mua đồng hồ cổ của Rado không?
Chắc hẳn anh chị em đã có câu trả lời cho riêng mình sau một loạt những thông tin cũng như giới thiệu về các dòng đồng hồ Rado cổ. Đồng hồ Rado cổ xưa xứng đáng được anh chị em săn đón và bổ sung thêm và bộ sưu tập của mình. Ngoài ra, đây lại còn là sản phẩm đã có niên đại. Vì vậy, người đeo đôi khi không phải mua đồng hồ mà đang mua “thời gian” của nó.
Anh chị em đã có cái nhìn tổng quan về đồng hồ cổ Rado. Để tìm hiểu những thông tin bổ ích khác, đừng ngại đọc thêm những bìa viết thú vị trên website của Viện Đồng Hồ nhé.
(580)