Lịch sử thương hiệu IWC (International Watch Company) là một thương hiệu đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ. Thương hiệu sở hữu một loạt các bộ sưu tập nổi bật như Pilot’ Watches, Portugieser, Portofino, Da Vinci, Ingenieur, Aquatimer,…
Lịch sử thương hiệu IWC
Thợ đồng hồ người Mỹ Florentine Ariosto Jones đã thành lập nên công ty “International Watch Company”, viết tắt là IWC. Không giống với thương hiệu đồng hồ khác lúc bấy giờ, Florentine Ariosto Jones đặt trụ sở và xưởng sản xuất đồng hồ đeo tay của IWC ở vùng Schaffhausen, thuộc miền Đông của Thuỵ Sỹ. Bằng cách tận dụng triệt để nguồn thuỷ điện từ thác nước gần đó mà hoạt động sản xuất đồng hồ của IWC có thể duy trì một cách ổn định cho đến ngày hôm nay.
Một thời gian sau, ông gặp Johann Heinrich Moser – một thợ đồng hồ tới từ Schaffhausen. Moser là một người tiên phong trong lĩnh vực đồng hồ và ông cũng đã giúp IWC xây dựng một trạm thủy lực bên bờ sông Rhin. Nhờ vào trạm năng lượng này mà Jones từng bước đưa IWC phát triển.
Các giai đoạn lịch sử của thương hiệu
Trải qua nhiều năm hoạt động, Johannes Rauschenbach-Vogel đã mua lại IWC vào năm 1880. Tuy nhiên, thương hiệu một lần nữa lại thuộc quyền sở hữu của Frank Frederik Zealand và Schaffhauser Handelsbank. Sau đó, thương hiệu tiến hành một cuộc cải cách về máy móc và hoàn thiện các khâu sản xuất để quá trình sản xuất đồng hồ diễn ra trôi chảy.
Nhờ đó mà trong năm 1885, IWC ra mắt sản phẩm đồng hồ bỏ túi có sự khác biệt trong cách hiển thị thời gian thay cho các kim giờ, phút. Cũng vì thế mà quy mô nhà máy của IWC Schaffhausen được mở rộng với số nhân viên là 104 người và tăng lên là 190 người vào năm 1901. Hiện nay, chiếc đồng hồ này của thương hiệu vẫn luôn được săn đón bởi nhà sự tập đồng hồ cổ Thụy Sỹ.
Năm 1915, thương hiệu ra mắt hai bộ máy đầu tiên là Cal.75 (không có kim giây) và Cal.76 (kim giây rốn) dành cho đồng hồ đeo tay. Năm 1931, IWC tiếp tục ra mắt những mẫu đồng hồ sở hữu bộ máy Cal.87 hình tonneau.
Năm 1936, IWC cho trình làng chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên cho ngành hàng không, sở hữu cơ chế chống lại được sự tác động của từ trường. Bốn năm sau, thương hiệu tiếp tục cho ra mắt chiếc đồng hồ có tên Big Pilot. Đây cũng là một cột mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của thương hiệu.
Năm 1944, IWC ra mắt đồng hồ đeo tay mới dành cho Quân đội Anh. Các chữ cái WWW được khắc ở mặt sau của vỏ có nghĩa là “Đồng hồ, Cổ tay, Không thấm nước” và phù hiệu đầu mũi tên hoàng gia được sử dụng làm dấu hiệu sở hữu. Trong năm này, Albert Pellation đảm nhận vị trí Giám đốc Kỹ thuật tại IWC. Hai năm sau, ông tạo ra bộ máy Cal.89 sở hữu giây trung tâm có độ chính xác cực cao và Cal.85 vào năm 1950 với cơ chế lên dây tự động.
Năm 1948, IWC giới thiệu siêu phẩm mang tên Mark XI trang bị tính năng bọc thép chống lại sự tác động của từ trường. Đặc biệt, chiếc đồng hồ Pilot’s Watch Mark XI còn vinh dự trở thành đồng hồ chính thức của Không quân Anh liên tiếp trong 25 năm. Đồng thời IWC còn chế tạo nên các phiên bản kế nhiệm là Pilot’s Watch Mark XII, Pilot’s Watch Mark XV, Pilot’s Watch Mark XVI, để tiếp nối lịch sử truyền thống của IWC.
Dưới sự lãnh đạo của Günter Blumlein, IWC đã có nhiều sự đổi mới trong năm 1955 và chứng minh điều đó qua kiệt tác Ingenieur được thiết kế bởi nhà thiết kế đồng hồ nổi tiếng có tên Gérald Genta.
Năm 1967, IWC cho ra mắt dòng sản phẩm đồng hồ Yacht Club Automatic sở hữu khả năng chống nước cực tốt lên đến 200m. Năm 1969, IWC tham gia phát triển bộ máy thạch anh Beta 21 với tần số 8192 hz. Da Vinci là chiếc đồng hồ IWC đầu tiên có bộ máy thạch anh Beta 21.
Năm 1977, thương hiệu ra mắt bộ máy 9721 sở hữu lịch tuần trăng. Từ đây, thương hiệu bắt đầu chế tác một loạt mẫu đồng hồ bỏ túi phức tạp, một số mẫu trong đó còn có thiết kế skeleton. Năm 1978, IWC sản xuất đồng hồ bấm giờ đầu tiên trên thế giới có vỏ bằng titan, được thiết kế bởi FA Porsche thông qua sự hợp tác với Aérospatiale và các chuyên gia công nghệ hàng đầu khác. Bốn năm sau, mẫu đồng hồ Ocean 2000 siêu bền, chịu được nước tới 200 bar ra mắt, cũng sở hữu vỏ bằng titan.
Năm 1991, IWC thuộc quyền sở hữu của tập đoàn LMH, có trụ sở đặt ở Schaffhausen. Tập đoàn LMH này sở hữu 100% cổ phần của IWC, 60% cổ phần của thương hiệu sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Jaeger-LeCoultre và 90% cổ phần của thương hiệu đồng hồ Đức A. Lange & Söhne .
Năm 2000, tập đoàn LMH được bán lại cho Vodafone và tập đoàn Richemont với giá trị chuyển nhượng lên đến 2,8 tỷ franc Thụy Sĩ. Dù thu mua lại LMH, tuy nhiên tập đoàn Richemont vẫn giữ nguyên tính độc lập cho các thương hiệu thuộc quyền sở hữu của LMH trước đó.
Sau khi IWC trở thành một phần của Richemont, công ty liên tục mở rộng sáu dòng đồng hồ của mình với kỹ thuật chính xác và thiết kế độc quyền. Tính đến năm 2001, IWC Schaffhausen có khoảng 400 nhân viên và số lượng đồng hồ được sản xuất mỗi năm dao động ở mức 44.000 chiếc.
Năm 2018: Để kỷ niệm 150 năm ngày thành lập thương hiệu, IWC đã cho ra mắt bộ sưu tập có tên Jubilee bao gồm 27 phiên bản giới hạn. Điểm đặc biệt trong bộ sưu tập này của IWC chính là sự xuất hiện của 4 phiên bản IWC Tribute to Paul Weber Edition “150 Years” – góp phần tái hiện lại bộ sưu biểu tượng nổi tiếng một thời của thương hiệu IWC Schaffhausen về dòng đồng hồ có giờ, phút được hiển thị bằng các con số.
(2)