Cùng thương hiệu, cùng dòng sản phẩm, cùng bộ máy,… nhưng khác nhau về chất liệu, đồng hồ bạch kim được đánh giá cao hơn những loại khác. Giá của nó cũng đắt hơn. Tại sao lại như vậy, Viện Đồng Hồ sẽ đánh giá về vấn đề này trong bài viết hôm nay.
So sánh giá đồng hồ bạch kim và vàng
Thương hiệu đồng hồ Patek Philippe sở hữu một chiếc Calatrava 5196J-001 bằng vàng vàng có giá $20.870 trong khi Calatrava 5196P-001 được chế tác từ bạch kim lại được niêm yết với giá $37.990. Cùng là đồng hồ, cùng có mặt số phụ chỉ giây ở vị trí 6 giờ và đặc biệt là cùng bộ máy (Caliber 215) nhưng lại chênh lệch $17.120, tương ứng với mức tăng khổng lồ khoảng 81%.
Đồng hồ bạch kim A. Lange & Söhne Datograph Up/Down có giá niêm yết €87.100, cao hơn 18% so với phiên bản vàng hồng €73.800. Điều này cũng xảy ra tương tự với thương hiệu Vacheron Constantin khi chiếc Patrimony bằng bạch kim là $27.400 còn chất liệu vàng hồng chỉ $18.100, tăng khoảng 51%.
Lý giải nguyên nhân
Việc giá cao như vậy có phải do chi phí nguyên vật liệu không? Đây có lẽ là lời giải thích không mấy thuyết phục nhất. Năm 2008, bạch kim được giao dịch với giá cao hơn gấp đôi giá vàng. Tuy nhiên, giá vàng ngày nay lại có giao dịch gấp đôi so với bạch kim.
Bên cạnh đó, chất liệu thép để chế tác đồng hồ (loại thép 904L có giá khoảng từ 2 đến 10 đô la một kilogam) cũng có thể cho ra những cỗ máy thời gian đắt tiền. Vì vậy, chi phí nguyên liệu chưa phải là lý do thích hợp nhất đồng hồ làm từ bạch kim lại đắt hơn nhiều so với đồng hồ vàng.
Bạch kim có quý hơn vàng không? Theo như những tính toán của các nhà khoa học thì vàng chiếm khoảng 4 phần tỷ trong khi bạch kim lại rơi vào 5 phần tỷ so với khối lượng trong vỏ Trái đất. Tuy nhiên, khả năng khai thác vàng của con người lại gấp 3-4 lần so với bạch kim. Chưa kể đến, một phần bạch kim khai thác được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô khiến số lượng bạch kim trong đồng hồ đã ít lại còn ít hơn so với vàng.
Cả vàng và bạch kim đều là những kim loại quý hiếm và đặc biệt là rất bền đẹp, không bị gỉ hay xỉn màu. Trong phòng thí nghiệm, cả hai kim loại đều bị ăn mòn bởi một số axit mạnh ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nó lại không bị ảnh hưởng bất cứ thứ gì trong môi trường bên ngoài. Điều này có nghĩa là cả vàng và bạch kim trong tự nhiên đều tồn tại ở dạng tinh khiết.
Trong khi vàng đã được biết đến từ hàng nghìn năm thì bạch kim mới chỉ được phát hiện gần đây. Lật tìm những ghi chép về lịch sử của kim loại này, mọi người sẽ thấy nó không được biết đến nhiều ở các nước châu Âu. Nó đã được tìm thấy với số lượng khá nhỏ trong các đồ trang sức của Ai Cập cổ đại, hiện diện như một thứ “gia vị” làm tô điểm lên các đồ vật được chế tác bằng vàng.
Bạch kim đã được sử dụng để làm các đồ vật nhỏ bởi những người Mỹ thời tiền Colombia. Nhưng, một lần nữa, nó không phải ở dạng nguyên chất mà đã được thêm vào các hạt vàng để tạo thành một hợp chất để sản xuất.
Phải cho đến khi Julius Caesar Scaliger đã phát hiện ra một kim loại trắng chưa từng được biết đến vào năm 1557, “thứ mà không có lửa hay bất kỳ tác phẩm nghệ thuật Tây Ban Nha nào có thể hóa lỏng”. Tuy nhiên, khám phá ra bạch kim trong nền văn hóa châu Âu thường được ghi công cho người Tây Ban Nha Antonio de Ulloa, người đã công bố các nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về kim loại này vào năm 1748.
Mãi đến những năm 1780, người ta mới phát hiện ra rằng bạch kim là một kim loại rất dễ uốn và khá giòn (lúc này bạch kim thường bị nhiễm các kim loại nhóm bạch kim khác như osmi, iridi, ruthenium). Phải mãi sau này khi phát triển các phương pháp tinh chế bạch kim, khả năng chống mài mòn và ăn mòn của nó được biết đến nhiều hơn, người ta mới bắt đầu được sử dụng chúng rộng rãi hơn.
Bạch kim là chất liệu gần như lý tưởng để làm vỏ đồng hồ. Trong điều kiện hàng ngày, người đeo sẽ không phải lo lắng vỏ bị ăn mòn mà đặc biệt là còn bền bỉ. Phát hiện ra đặc tính đó, thương hiệu Cartier đã trở nên nổi tiếng hơn nhờ thường xuyên sử dụng bạch kim làm vật liệu cho đồng hồ của mình. Nó bền và nhẹ hơn so với vàng và cũng rất thích hợp để chế tác đồng hồ đeo tay.
Hơn nữa, bạch kim cũng rất lâu mòn, trừ khi sử dụng các công cụ chuyên biệt và kỹ thuật hiện đại thì hầu như không ai có thể mài mòn được nó. Tuy nhiên, đặc tính này cũng gây ra một chút khó khăn cho các thợ chế tác. Nếu sử dụng kỹ thuật thông thường thì các công cụ sẽ bị mài mòn rất nhanh và thường xuyên phải thay mới.
Người ta đã điều chỉnh tốc độ dao chặm hơn và áp suất cũng phải thấp hơn để hạn chế tối đa khả năng ma sát và mài mòn dụng cụ. Vì vậy, thời gian để sản xuất vỏ bạch kim lâu hơn gấp 3 lần so với vỏ bằng vàng. Trong suốt quá trình chế tác, bạch kim luôn phải sản xuất một cách chăm chút và tỉ mỉ theo từng công đoạn và được điều khiển bằng máy tính cho đến khi thành hình cuối cùng. Số lượng sản xuất lên đến hơn 15 công cụ từ tiện, phay, khoan vỏ và một số hoạt động khác.
Trong những năm tới, nếu như giá bạch kim vẫn duy trì ở mức thấp và công nghệ chế tác ngày một hiện đại, có lẽ kim loại này sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trong ngành công nghiệp đồng hồ.
(116)